BISOPROLOL 5
- Mô tả
Mô tả sản phẩm
THÀNH PHẦN CÔNG THỨC
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Thành phần hoạt chất:
Bisoprolol fumarat………………………………………..5 mg
Tá dược
CHỈ ĐỊNH
– Điều trị tăng huyết áp.
– Điều trị đau thắt ngực mạn tính ổn định
– Suy tim mạn tính ổn định, kèm giảm chức năng tâm thu thất trái sử dụng cùng với các thuốc ức chế enzym chuyển, lợi tiểu và có thể với glycosid trợ tim.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
– Suy tim cấp hoặc trong các đợt suy tim mất bù đòi hỏi điều trị thuốc trợ tim đường tĩnh mạch; Sốc tim; Block nhĩ thất độ II hoặc III (chưa đặt máy tạo nhịp); Hội chứng suy nút xoang; Block xoang nhĩ; Nhịp tim chậm có triệu chứng; Tụt huyết áp triệu chứng; Hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Bệnh lý động mạch ngoại vi tắc nghẽn giai đoạn muộn và hội chứng Raynaud; U tủy thượng thận không điều trị; Toan chuyển hóa
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Cách dùng:
Bisoprolol được dùng theo đường uống
Bisoprolol nên uống vào buổi sáng, kèm hay không kèm thức ăn. Nuốt viên thuốc với nước, không nên nhai.
Liều dùng:
Điều trị cao huyết áp và đau thắt ngực mạn tính ổn định
Người lớn: Liều dùng nên được điều chỉnh cho từng bệnh nhân. Khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều 5 mg, ngày 1 lần. Liều thường dùng là 10 mg, ngày 1 lần. Liều tối đa được khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân suy thận: ở bệnh nhân suy thận nặng (clearance creatinin < 20 ml/phút) liều dùng không quá 10 mg, ngày 1 lần. Liều dùng có thể được chia thành 2 lần uống.
Bệnh nhân suy gan nặng: không cần chỉnh liều, tuy nhiên cần theo dõi thận trọng bệnh nhân.
Người cao tuổi: không cần chỉnh liều, khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều thấp nhất có thể.
Trẻ em: không có kinh nghiệm đầy đủ về việc sử dụng bisoprolol ở trẻ em, do đó không khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Ngừng điều trị: không nên ngừng thuốc đột ngột. Liều dùng nên được giảm phân nửa mỗi tuần.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định
Người lớn:
Phác đồ điều trị chuẩn suy tim mạn tính gồm có các thuốc ức chế men chuyển (ACE) (hoặc chẹn thụ thể angiotensin trong trường hợp không dung nạp các thuốc ức chế men chuyển), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu và với các glycosid trợ tim thích hợp.
Điều kiện trước khi điều trị với bisoprolol là suy tim mạn tính ổn định (không có suy tim cấp)
Bác sĩ điều trị cần phải có kinh nghiệm trong việc điều trị suy tim mạn tính.
Tình trạng suy tim nặng hơn thoáng qua, hạ huyết áp hoặc nhịp tim chậm có thể xảy ra trong giai đoạn điều chỉnh liều và sau đó.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định với bisoprolol được khởi đầu theo phác đồ chuẩn dưới đây, đáp ứng của mỗi bệnh nhân có thể tùy thuộc vào cách dung nạp của bệnh nhân đối với mỗi liều, có nghĩa là chỉ tăng liều khi đã dung nạp tốt liều trước đó.
– Tuần 1: 1,25 mg, ngày 1 lần, nếu dung nạp tốt tăng lên
– Tuần 2: 2,5 mg, ngày 1 lần, nếu dung nạp tốt tăng lên
– Tuần 3: 3,75 mg, ngày 1 lần, nếu dung nạp tốt tăng lên
– Tuần 4 – 7: 5 mg, ngày 1 lần, nếu dung nạp tốt tăng lên
– Tuần 8 – 11: 7,5 mg, ngày 1 lần, nếu dung nạp tốt tăng lên
– Tuần 12 và sau đó: 10 mg, ngày 1 lần, như liều duy trì.
Với các liều 1,25mg; 2,5mg; 3,75mg; 7,5mg nên sử dụng dạng bào chế khác phù hợp với từng liều.
Liều tối đa khuyến cáo: 10 mg, ngày 1 lần
Cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, nhịp tim) và các triệu chứng suy tim nặng thêm trong giai đoạn chỉnh liều. Các triệu chứng có thể xảy ra trong ngày đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị.
Điều chỉnh trị liệu:
Nếu liều tối đa khuyến cáo không được dung nạp tốt, có thể xem xét giảm liều.
Trong trường hợp suy tim nặng hơn thoáng qua, hạ huyết áp hoặc nhịp tim chậm, khuyến cáo xem xét lại liều dùng của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Có thể xem xét giảm liều tạm thời bisoprolol hoặc ngừng dùng thuốc.Sử dụng lại và/hoặc điều chỉnh tăng liều bisoprolol nên được xem xét khi tình trạng suy tim của bệnh nhân đã ổn định lại.
Nếu ngừng dùng thuốc, khuyến cáo giảm liều từ từ, do ngừng thuốc đột ngột có thể làm nặng thêm cấp tính tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định với bisoprolol thường là điều trị lâu dài.
Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan: không có thông tin về dược động học của bisoprolol ở bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định bị suy thận hoặc suy gan. Điều chỉnh liều ở các bệnh nhân này nên được xem xét thận trọng.
Người cao tuổi: không cần chỉnh liều.
Trẻ em: không có kinh nghiệm đầy đủ về việc sử dụng bisoprolol ở trẻ em, do đó không khuyến cáo dùng cho trẻ em.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC:
– Không được phối hợp bisoprolol với các thuốc chẹn beta khác. Cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân dùng các thuốc làm tiêu hao catecholamin, như reserpin hoặc guanethidin, vì tác dụng chẹn beta – adrenergic tăng thêm có thể gây giảm quá mức hoạt tính giao cảm. Ở bệnh nhân được điều trị đồng thời với clonidin, nếu cần phải ngừng điều trị thì nên ngừng dùng bisoprolol nhiều ngày trước khi ngừng dùng clonidin.
– Cần phải thận trọng sử dụng bisoprolol khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế co bóp cơ tim hoặc ức chế sự dẫn truyền nhĩ thất, như một số thuốc đối kháng calci, đặc biệt thuộc các nhóm phenylalkylamin (verapamil) và benzothiazepin (diltiazem), hoặc các thuốc chống loạn nhịp, như disopyramid.
– Việc sử dụng đồng thời rifampicin làm tăng sự thanh thải chuyển hoá bisoprolol, dẫn đến rút ngắn thời gian bán thải của bisoprolol. Tuy vậy, thường không cần điều chỉnh liều đầu tiên.
– Nguy cơ phản ứng phản vệ: Trong khi sử dụng các thuốc chẹn beta, bệnh nhân có bệnh sử phản ứng phản vệ nặng với các dị nguyên khác nhau có thể phản ứng mạnh hơn với việc sử dụng thuốc nhắc lại, do tình cờ, do chẩn đoán hoặc do điều trị. Những bệnh nhân như vậy có thể không đáp ứng với các liều epinephrin thường dùng để điều trị các phản ứng dị ứng.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim; Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.